Sức Khỏe 《NAM HỌC》HUMAN PAPILLOMA VIRUS LÀ GÌ !? NAM GIỚI CÓ NÊN TIÊM PHÒNG HPV !?

Lượt xem: 506

JokerZ Lam

Trung Tá
❀》盜香帥《✿
1/11/18
Chủ đề
86
1,720
2,092
烟花拥着风流真情不在
0 ₿

Human Papilloma Virus - HPV là gì?

Virus HPV là virus gây u nhú ở người và là nguyên nhân hàng đầu trong các bệnh lý lây lan qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Không giống với nhiều loại virus khác, virus HPV tiến triển rất âm thầm trong thời gian rất dài, có người mắc virus này nhưng không phát hiện được vì không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng cụ thể nào.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 11-12% dân số Thế Giới (tương đương 700-800 triệu người) đang nhiễm virus HPV ở cả nam và nữ. Riêng tại Việt Nam, tỉ lệ nhiễm HPV vào khoảng 8 -11% tùy vùng miền. Khoảng 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời, tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra ở độ tuổi 20-30, có thể lên đến 20-25%.

Hiện có hơn 100 chủng virus HPV khác nhau, trong đó có hơn 40 chủng lây qua đường tình dục, ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và hậu môn. Một số chủng nguy cơ thấp có thể gây ra mụn cóc và mụn cóc ở bàn chân (mụn cóc dưới lòng bàn chân). Có 13 chủng HPV nguy cơ cao (chẳng hạn như chủng 6, 11, 16 và 18) có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nguy hiểm như mụn cóc sinh dục, nhiều bệnh ung thư (ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, vùng miệng họng, đặc biệt là ung thư cổ tử cung) và các tổn thương tiền ung thư.

Việc nhiễm dai dẳng một số chủng virus HPV nguy cơ cao có thể dẫn đến mắc các bệnh lý ung thư sinh dục nguy hiểm. Trên toàn cầu, mỗi năm có gần 690.000 trường hợp ung thư liên quan đến HPV được chẩn đoán ở cả hai giới. Ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp thứ ba ở nữ giới và lấy đi mạng sống của hơn 300.000 phụ nữ mỗi năm, 85% trong số đó là ở các nước đang phát triển do thiếu những chiến lược phòng ngừa hiệu quả. Ước tính tỷ lệ các bệnh ung thư có liên quan đến HPV như sau:

  • Ung thư cổ tử cung: 99,7%
  • Ung thư hậu môn: >90%
  • Ung thư dương vật: 60%
  • Ung thư hầu họng: 60-70%
  • Ung thư âm hộ, ung thư âm đạo: ~70%
Virus HPV nguy hiểm vì hầu hết các trường hợp nhiễm virus là không có triệu chứng và biểu hiện lâm sàng không rõ ràng vì thế rất khó để biết được bản thân có đang nhiễm hay không và đôi khi vô tình người nhiễm sẽ lây HPV cho bạn tình hoặc vợ/ chồng của mình.

Nam giới nhiễm HPV như thế nào?

Nam giới có thể bị nhiễm virus HPV cùng một cách như phụ nữ, thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua quan hệ tình dục. HPV có thể lây lan từ người này sang người khác qua đường miệng, hậu môn hay âm đạo hoặc tiếp xúc thân mật da với da. Nếu một người bị nhiễm HPV, virus có thể lây lan rất dễ dàng, ngay cả khi bệnh chưa bộc lộ triệu chứng rõ ràng. Nguy cơ nhiễm virus HPV tăng lên cao khi có nhiều đối tác tình dục; quan hệ tình dục ở tuổi thanh thiếu niên hay trẻ tuổi; hệ thống miễn dịch bị suy giảm; da, niêm mạc bị tổn thương.

Mặc dù hầu hết nam giới bị nhiễm HPV không có triệu chứng, nhưng virus vẫn tiếp tục sinh trưởng, phổ biến nhất là các mụn cóc. Chúng có thể xuất hiện trên dương vật, tinh hoàn, hậu môn, vùng da nơi háng và đùi, thành sau hầu – họng. Do vậy, nam giới cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện mụn cóc trên bộ phận sinh dục, mụn cóc gây khó chịu hoặc đau ở các vùng khác của cơ thể.

Đặc biệt, người có quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ mắc ung thư hậu môn (liên quan tới virus HPV) cao gấp 17 lần so với những có quan hệ tình dục khác giới. Đồng thời, đàn ông có hệ thống miễn dịch suy yếu do HIV/AIDS hoặc các lý do khác sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư hậu môn liên quan đến HPV. Đàn ông mắc HIV/AIDS có xu hướng “sở hữu” mụn cóc sinh dục nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Các bệnh gây ra do virus HPV ở nam giới

Tác động của HPV đến cơ thể của nam giới và nữ giới đều rất nguy hiểm. Bởi vì virus HPV lây qua đường tình dục nên virus phổ biến đến mức dù đối tượng quan hệ tình dục là nam hay nữ đều có thể bị lây nhiễm tại một thời điểm nào đó trong đời.

Trên thực tế, 90% trường hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi với sự giúp đỡ của hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể mà không gây ra bất kỳ tác hại nào. Có nhiều chủng HPV khác nhau, đi kèm những yếu tố nguy cơ khác nhau, trong đó, tuýp virus 16, 18 là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới; tuýp 6 và 11 là nguyên nhân gây sùi mào gà, mụn rộp sinh dục ở cả nam giới và nữ giới. Mụn rộp sinh dục thường có hình dạng những cục u nhỏ hay một *** cục u ở vùng sinh dục. Kích thước mụn to, nhỏ khác nhau, có thể nổi trên bề mặt da hoặc có thể phẳng hoặc có hình dạng như bông cải.

Ngoài ra, virus HPV còn có thể gây một số bệnh khác như ung thư dương vật, hậu môn, ung thư hầu họng (bao gồm cả gốc lưỡi, amidan, khẩu cái mềm và thành sau họng). Chính vì những ảnh hưởng nghiêm trọng của HPV đến sức khỏe con người nên không chỉ nữ giới mà cả nam giới nên quan tâm đến việc tiêm vắc xin phòng HPV.

Nam giới có cần tiêm vắc xin HPV không?

Tiêm vắc xin phòng HPV cho nam giới và sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục là “chìa khóa” hữu hiệu làm giảm nguy cơ nhiễm HPV. Tuy nhiên, vì bao cao su không bao phủ toàn bộ bề mặt da tiếp xúc nên không thể bảo vệ toàn diện chống lại HPV vì HPV lây nhiễm ở một số khu vực không được bảo vệ bởi bao cao su.

Đến nay, những trường hợp HPV gây ung thư ở nam giới và cả nữ giới vẫn chưa có thuốc đặc trị, điều này khiến hàng triệu người lo ngại. Tuy nhiên, thật may mắn là nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, ngày nay, đã có vắc xin phòng ngừa HPV dành cho nam và nữ. Vắc xin Gardasil (Mỹ) phòng ngừa 4 tuýp virus HPV gây bệnh nguy hiểm nhất, gồm 2 chủng 16, 18 có liên quan hầu hết các bệnh ung thư, và 2 tuýp 6, 11 có liên quan đến các mụn cóc sinh dục. Việt Nam cũng đã có vắc xin Gardasil 9 phòng HPV cho cả Nam và Nữ, đây là vắc xin thế hệ mới, phòng được nhiều chủng HPV hơn (HPV tuýp 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58) với mức độ bảo vệ rộng hơn. Ngoài việc bảo vệ nam giới khỏi bệnh sùi mào gà, ung thư hậu môn, dương vật, miệng, ung thư vòm họng… do virus HPV thì việc tiêm vắc xin ngừa HPV cho nam giới còn có tác dụng bảo vệ cho bạn tình của họ không bị lây nhiễm HPV.

Đặc biệt, cần tiêm vắc xin ngừa HPV cho bất cứ nam giới nào có quan hệ tình dục với người đồng giới cho đến 45 tuổi. Ngoài ra, việc tiêm ngừa HPV cho nam và nữ giới bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bị HIV/AIDS) cho đến năm 45 tuổi cũng rất cần thiết nếu khi còn nhỏ họ chưa được tiêm vắc xin đầy đủ.

Các nghiên cứu cho kết luận rằng: Việc tiêm vắc xin ngừa HPV trước khi có hoạt động tình dục có thể giảm tới trên 90% nguy cơ mắc một số loại ung thư liên quan tới HPV. Nếu một người đã có quan hệ tình dục, có thể đã bị nhiễm một hoặc nhiều loại HPV vẫn có thể chủng ngừa HPV nếu dưới 45 tuổi. Vắc xin này có thể giúp cơ thể chống lại các loại HPV khác có trong vắc xin nếu chưa từng bị nhiễm.

5 lý do nam giới nên tiêm phòng HPV

1. Tỷ lệ nam giới mắc ung thư do HPV ngày càng cao

Ước tính virus HPV gây ra khoảng 4.5% số ca ung thư toàn cầu ở cả hai giới. Mỗi năm, thế giới có gần 690.000 trường hợp ung thư liên quan đến HPV ở nam và nữ giới được chẩn đoán. Thống kê của CDC Hoa Kỳ, từ năm 2013 – 2017 cho thấy có khoảng 25.000 trường hợp ung thư liên quan đến HPV ở phụ nữ và 19.000 trường hợp ở nam giới, trong đó hơn 4/10 trường hợp ung thư do HPV gây ra ở nam giới.

Virus HPV không phân biệt giới tính nam hay nữ, các bệnh lý do HPV gây ra ảnh hưởng đến cả hai giới. Trong khi độ lưu hành HPV ở nam cao hơn nữ ở mọi lứa tuổi (tỷ lệ lưu hành ở nam giới là 91%, trong khi ở nữ giới chỉ 85%), miễn dịch cộng đồng HPV cho nam lại đang phụ thuộc vào việc bao phủ vắc xin ở nữ. Đặc biệt, nam giới có tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh thấp sau nhiễm HPV tự nhiên, kháng thể kháng HPV sau nhiễm tự nhiên không bảo vệ hoàn toàn tránh khỏi bị nhiễm HPV sau đó. Lây nhiễm HPV từ nữ cho nam cao hơn từ nam lây cho nữ. Nam có tỷ lệ thải loại HPV thấp hơn 26% so với nữ.

Các nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng nhấn mạnh: Virus HPV cần được cộng đồng, kể cả nam giới quan tâm sớm và chủ động phòng ngừa, vì tất cả nam giới và nữ giới đều có thể bị ảnh hưởng như nhau bởi virus phổ biến này.

2. Hiện nay có nhiều trường hợp mắc ung thư hầu-họng hơn ung thư cổ tử cung ở Mỹ, virus HPV là tác nhân chính gây ra 70% số ca mắc

Qua việc thăm khám và điều trị các bệnh lý về HPV ở nam giới, các bác sĩ cho biết các khối u ở cổ và họng ngày càng phổ biến hơn ở nam giới. Ung thư hầu họng phổ biến ở nam giới gấp 4 lần so với nữ giới.

3. Không có xét nghiệm nào tầm soát các bệnh ung thư do HPV ở nam giới

Hiện nay, ở phụ nữ có các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử như xét nghiệm Pap smear (xét nghiệm phết tế bào ung thư cổ tử cung), Thinprep hay HPV DNA. Còn ở nam giới, không có xét nghiệm nào để tầm soát đối với mụn cóc sinh dục, ung thư dương vật, hậu môn hoặc hầu họng.

Tiến sĩ David Pfister của Memorial Sloan Kettering – bác sĩ chuyên khoa ung thư chăm sóc những người bị ung thư hầu họng chia sẻ: “Việc phát triển một phương pháp chẩn đoán như xét nghiệm Pap cho ung thư vòm họng sẽ là chìa khóa phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Khi so sánh cổ họng với cổ tử cung, giải phẫu của các vị trí như amidan và đáy lưỡi có những đường nứt khó tiếp cận mà virus có thể ẩn náu. Cho đến khi có một xét nghiệm kiểm tra hiệu quả và đáng tin cậy, mỗi người nên chủ động dự phòng bằng vắc xin, biết cách nhận biết sớm các triệu chứng bệnh và đưa bất kỳ triệu chứng đáng ngờ nào như nổi cục ở cổ hoặc có máu trong đờm cho bác sĩ hoặc nha sĩ khám và tư vấn kịp thời.

4. Tỷ lệ mắc các bệnh ung thư liên quan đến HPV tăng theo độ tuổi

Tiến sĩ Abraham Aragones – Bác sĩ nội khoa và nhà nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng cho biết: Trên thế giới, tuổi thọ của nam giới có xu hướng cao hơn và điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến bệnh ung thư có nhiều thời gian âm thầm tiến triển hơn. Tiêm phòng giúp bảo vệ nam giới khỏi các bệnh ung thư liên quan đến HPV trong ngắn hạn và dài hạn.

5. Vắc xin an toàn cho trẻ em trai/ nam giới cũng như trẻ em gái/ nữ giới

Vắc xin Gardasil phòng HPV đã trải qua nhiều năm thử nghiệm an toàn nghiêm ngặt trước khi được phê duyệt vào năm 2006 để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ngăn ngừa các bệnh ung thư liên quan đến HPV ở nam giới vào năm 2009. Kể từ đó, hàng trăm triệu liều vắc xin HPV được tiêm ở hơn 100 quốc gia trên thế giới và đã chứng minh tính an toàn, hiệu quả lên đến 99% qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cũng như thực tế ở nhiều nước trên thế giới trong hơn 15 năm qua.

Các chuyên gia y tế hàng đầu nhấn mạnh việc tiêm phòng HPV cho cả nam và nữ đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới cho thấy kết quả khả quan. Nghiên cứu cho thấy việc mở rộng tiêm phòng HPV định kỳ cho nam giới đến 26 tuổi làm tăng khả năng thành công của chương trình tiêm chủng gấp 13 lần so với chương trình chỉ tiêm cho nữ.

Giống như bất kỳ loại vắc xin nào, vắc xin phòng HPV có thể gây một số phản ứng phụ nhưng ở mức nhẹ, chẳng hạn như đau chỗ tiêm, mỏi cánh tay,… Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo. Thuốc chủng ngừa HPV không phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hoặc điều trị những người bị nhiễm HPV hiện tại hoặc các bệnh liên quan đến HPV. Lợi ích của việc chủng ngừa HPV vượt xa mọi nguy cơ tiềm ẩn về tác dụng phụ.

phong-ngua-hpv-cho-nam.jpg

Tiêm vắc xin HPV rất quan trọng và cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm bệnh

Tiêm vắc xin phòng HPV cho nam

Thực tế, tại một số nước phương Tây, các cơ quan y tế khuyến cáo nam giới nên tiêm phòng HPV từ năm 9 – 26 tuổi, nhiều nước còn mở rộng độ tuổi sử dụng cho cả nam và nữ từ 9 – 45 tuổi, đặc biệt nên tiêm càng sớm càng tốt để đảm bảo miễn dịch cao, nhất là khi chưa quan hệ tình dục. Ngoài ra, nam giới và nữ giới bị suy giảm miễn dịch (bao gồm những người bị HIV/AIDS) cũng rất cần thiết tiêm phòng HPV nếu trước đó họ chưa được tiêm vắc xin.

Trước kia, trên thị trường chỉ có vắc xin tứ (bốn) giá phòng HPV (phòng ngừa 4 tuýp virus HPV phổ biến 6, 11, 16, 18) từ năm 2008 dành cho trẻ em gái, với lịch tiêm gồm 3 mũi như sau:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2.
Khi cần điều chỉnh lịch tiêm, mũi 2 phải cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

Với mong muốn tăng cường độ bao phủ của vắc xin, giảm gánh nặng bệnh tật do ung thư và các bệnh liên quan đến HPV cho cả nam và nữ giới. Vắc xin cửu giá (Gardasil 9) phòng HPV của Hãng dược phẩm hàng đầu thế giới MSD phòng ngừa đến 9 týp virus HPV phổ biến 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 – được coi như loại vắc xin bình đẳng giới giúp phòng các bệnh liên quan đến HPV ở cả nam và nữ.

Lịch tiêm chủng vắc xin Gardasil 9 được khuyến cáo như sau:

Người từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên

– Phác đồ 3 mũi (0-2-6) *:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.
– Phác đồ tiêm nhanh:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
Trường hợp cam kết hội chẩn

  • Người từ tròn 27 tuổi đến < 46 tuổi.
  • Mũi 2 và/hoặc mũi 3 tiêm > 1 năm so với mũi 1.
Tiêm HPV cho nam là biện pháp phòng bệnh an toàn, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao cho các đối tượng trong độ tuổi được khuyến cáo. Cần tiêm đủ liều, đúng lịch để đạt được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Giá tiêm vắc xin HPV cho Nam bao nhiêu tiền?

Vắc xin phòng virus HPV đang là vắc xin hot nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của hàng triệu người, cho cả nam và nữ giới. Vì thế tình trạng khan hiếm, đôi khi loạn giá vắc xin đã xảy ra ở nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc.

Vắc xin Gardasil do hãng dược hàng đầu thế giới Merck Sharp and Dohme (MSD-Mỹ) sản xuất phòng các bệnh do virus HPV như: ung thư cổ tử cung, mụn cóc sinh dục, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản…, cho hiệu quả phòng bệnh cao lên đến 94%.

Bảng giá tiêm vắc xin HPV cho Nam

STTPhòng bệnhTên vắc xinNước sản xuấtGiá bán lẻ (VNĐ)
1Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.GardasilMỹ1.790.000
2Gardasil 9Mỹ2.950.000

Vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 được xem là vắc xin bình đẳng giới vì mở rộng cả đối tượng và phạm vi phòng bệnh rộng hơn ở nam và nữ giới, bảo vệ khỏi 9 tuýp virus HPV phổ biến 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 gây bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản…, với hiệu quả bảo vệ lên đến trên 94%.

Tôi có phải tiêm vắc-xin HPV không?​

Một thực tế cho thấy virus HPV rất dễ lây lan, theo một số thống kê thì có đến 20% trường hợp nhiễm HPV trong 4 tháng đầu phát sinh quan hệ tình dục và 50% trường hợp bị nhiễm HPV trong 2 năm đầu phát sinh quan hệ tình dục.
Virus HPV xâm nhập vào biểu mô cổ tử cung, tạo nên các biến đổi của tế bào và diễn tiến này kéo dài từ 10 đến 20 năm với biểu hiện từ tổn thương viêm nhiễm đơn giản đến tân sinh trong biểu mô, ung thư tại chỗ và xâm lấn
Tiêm vắc-xin có thể giúp giảm tỷ lệ nhiễm HPV. HPV được biết là gây ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, dương vật và hậu môn, cũng như ung thư phía sau cổ họng. Nếu chưa tiêm vắc xin, bạn rất có thể sẽ bị nhiễm virus HPV nếu có các yếu tố sau:
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Quan hệ tình dục đồng giới
  • Quan hệ nhiều bạn tình
  • Tiếp xúc với mụn cóc
  • Có hệ miễn dịch bị suy giảm
  • Dinh dưỡng kém

Tôi có thể có tác dụng phụ từ vắc-xin HPV không?​

Trước khi được cấp phép, Vắc-xin phải được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi được phân phối sử dụng rộng rãi. Các loại vắc-xin HPV không chứa thủy ngân hoặc thimerosal đã được kiểm tra về tính an toàn và hiệu quả ở hàng chục ngàn người ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Kể từ khi được sử dụng đến nay, hàng triệu cá nhân đã được tiêm phòng và cho đến nay, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào xuất hiện do vắc-xin gây ra.

Sau khi tiêm, bạn có thể có một số tác dụng phụ, nhưng hầu hết ở mức độ nhẹ như đau hoặc sưng tại chỗ tiêm, sốt, đau đầu và buồn nôn.
Đôi khi một số người bị ngất sau khi tiêm vắc-xin HPV hoặc bất kỳ loại vắc-xin nào khác. Do đó, sau khi tiêm, bạn nên ngồi xuống nhằm phòng tránh ngã chấn thương khi bị bất tỉnh và phòng tránh ngất.
Theo các chuyên gia cho biết, một loại vacxin nào dù có tốt và hiệu quả tới đâu cũng có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bởi vì tiêm vacxin có bản chất “chất lạ” đưa vào cơ thể nên sẽ có một số phản ứng nhằm chống lại chất “lạ” này. Mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau và hầu hết là nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm hoặc nổi mẩn đỏ.
Tuy nhiên một số trường hợp có phản ứng mạnh như sốt, co giật, sốc phản vệ hoặc thậm chí tử vong. Trên thực tế cùng tiêm một lô vacxin hoặc thậm chí cùng một lọ vacxin nhưng có rất ít người có phản ứng nghiêm trọng. Điều này được lý giải bởi cơ địa của người phản ứng chứ không phải do chất lượng vacxin kém.
Điều lưu ý là vacxin HPV không phòng ngừa được tất cả các chủng ngừa, trong khi typ 16 và 18 là hai typ có nguy cơ gây mắc ung thư cao nhất. Điều này cho thấy mặc dù đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng phụ nữ cũng cần đi tầm soát để phát hiện nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung từ các typ khác.
Loại vắc xin HPV đã được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới trong nhiều năm trở lại đây và rất an toàn. Thế nhưng, cũng như nhiều loại vắc xin khác, chích ngừa HPV cũng có thể gây ra một số phản ứng dị ứng, tổn thương không mong muốn như:
  • Đau, sưng, ngứa, đỏ tại vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy
  • Ngất xỉu.
Tuy nhiên, các tác dụng phụ này rất hiếm khi xảy ra, nên các chuyên gia y tế khuyến cáo các chị em không nên quá lo lắng.


Trên 26 tuổi, đã quá độ tuổi chỉ định thì có tiêm được không?

Việc tiêm vắc xin phòng bệnh Ung thư cổ tử cung thực chất là phòng một số type HPV. Hiện tại Bộ Y tế Việt Nam mới cấp phép cho sử dụng vắc xin ngừa Ung thư cổ tử cung ở độ tuổi từ 9 – 26. Trường hợp của Quý Khách hàng trên 26 tuổi nên sắp xếp đến Trung tâm VNVC để Bác sĩ có thể tư vấn trực tiếp cho Quý Khách hàng.

Đã quan hệ tình dục, có con thì có tiêm được không?

Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung không có chống chỉ định với người đã có quan hệ tình dục. Vì vậy người đã quan hệ tình dục, đã có con hoặc đã từng nhiễm HPV vẫn có thể tiêm ngừa vắc xin HPV.

Đã từng bị nhiễm HPV thì có tiêm được nữa không?

Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Bởi trên thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm – tức là sau khi cơ thể đào thải virus vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng được tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm được điều này. Bên cạnh đó, HPV có nhiều type khác nhau. Việc Quý khách hàng đã từng bị nhiễm một type HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những type HPV khác.


Tiêm HPV cho nam giới rất quan trọng và cần thiết vì virus HPV có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi, đối tượng, nên tuyệt đối không được chủ quan. Cần lưu ý rằng, tiêm vắc xin HPV không có nghĩa là loại bỏ 100% nguy cơ nhiễm các bệnh do HPV, vì thế, nam giới vẫn cần tạo thói quen sinh hoạt khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh bệnh.



Nguồn : TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG VACXIN VNVC​