Sức Khỏe 《NAM HỌC》TINH TRÙNG YẾU – KHÔNG CÓ TINH TRÙNG : NGUYÊN NHÂN, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Lượt xem: 513

JokerZ Lam

Trung Tá
❀》盜香帥《✿
1/11/18
Chủ đề
86
1,721
2,092
烟花拥着风流真情不在
0 ₿

tinh-trung-yeu.jpg

Tinh trùng là yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình thụ thai. Khi tinh trùng bị giảm về chất lượng và số lượng sẽ khiến khả năng thụ thai bị suy giảm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản.

Tinh trùng yếu là gì?

Tinh trùng yếu là tình trạng chất lượng của tinh trùng bị suy giảm. Tỷ lệ tinh trùng di động dưới 75%, tỷ lệ chết và không di động cao hơn 25%. Tinh trùng di động thấy được dưới 50%, di động nhanh dưới 25%. Mỗi lần xuất tinh, lượng tinh dịch thường ít hơn 2ml, số lượng tinh trùng ít hơn 40 triệu con. Trường hợp này gọi là tình trùng ít.

Tình trạng chất lượng tinh trùng suy giảm do nhiều nguyên nhân gây ra, thường liên quan trực tiếp tới chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt của nam giới.

Dấu hiệu tinh trùng yếu

Những dấu hiệu dưới đây có thể gợi ý cho nam giới nhận biết tình trạng tinh trùng yếu, cụ thể:

  • Tinh dịch loãng và số lượng ít: Tinh dịch không có độ dính, nhớt đặc trưng mà loãng như nước vo gạo. Đây là dấu hiệu gợi ý tình trạng suy giảm bất thường về số lượng, chất lượng tinh trùng, gây tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của nam giới.
  • Tinh dịch vón cục: Biểu hiện là tinh dịch xuất hiện các hạt trắng nhỏ như hạt cơm, khi bóp cho cảm giác mịn như bột. Ở trạng thái này, tinh dịch làm tinh trùng dễ bị chết, khó di chuyển để thụ tinh cho trứng.
  • Tinh dịch đông đặc: Ở nhiệt độ 37°C, tinh dịch từ trạng thái quánh sệt hóa lỏng sau khoảng thời gian chưa đến 60 phút. Tình trạng hóa lỏng không diễn ra hay chỉ hóa lỏng một phần là dấu hiệu tinh dịch bị đông đặc. Điều này khiến tinh trùng khó di chuyển tới gặp trứng, gây ảnh hưởng tới kết quả thụ thai.
  • Màu sắc tinh dịch bất thường: Nếu tinh dịch có màu vàng hoặc xanh, nam giới có khả năng mắc những bệnh viêm nhiễm như viêm mào tinh, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến… Nếu tinh dịch có màu nâu (thường do lẫn máu) đi kèm những triệu chứng như đau bụng, đau tức dương vật…, đây có thể là triệu chứng ban đầu của những bệnh liên quan tới đường tiết niệu hay cơ quan sinh dục.

Nguyên nhân tinh trùng yếu

Quá trình sản xuất tinh trùng tương đối phức tạp, cần sự hoạt động ổn định của tất cả bộ phận liên quan như tinh hoàn, vùng dưới đồi và tuyến yên. Bất cứ vấn đề nào xảy ra trong quá trình này đều có khả năng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sức khỏe của tinh trùng. Những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng là:

1. Nguyên nhân bệnh lý

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây vô sinh nam. Nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được biết rõ. Giãn tĩnh mạch tinh làm suy giảm chất lượng tinh trùng.
  • Nhiễm trùng: Một số tình trạng nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng hay tạo ra sẹo cản trở trên đường vận chuyển tinh trùng (cản trở cơ học). Các trường hợp viêm nhiễm như viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, HIV…)
  • Bệnh tự miễn: Nguyên nhân này hiếm khi xảy ra. Đây là tình trạng kháng thể tấn công và tiêu diệt tinh trùng của cơ thể.
  • Khối u: Khối u có khả năng gây mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của nam giới. Ngoài ra, quá trình điều trị khối u cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn ông.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Nội tiết tố là thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất tinh trùng. Vì thế, sự mất cân bằng nội tiết tố có thể gây tổn hại đến quá trình sản xuất tinh trùng.
  • Sử dụng một số thuốc điều trị: Một số loại thuốc điều trị có khả năng gây hại đến quá trình sản xuất tinh trùng, khiến khả năng sinh sản của nam giới bị suy giảm.
  • Một số nguyên nhân khác: Dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền… có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.

2. Nguyên nhân môi trường

  • Hóa chất công nghiệp: Tình trạng phơi nhiễm kéo dài với benzene, xylene, toluene, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn… có thể gây tác động tiêu cực lên tinh trùng.
  • Kim loại nặng: Phơi nhiễm với chì và những kim loại nặng khác là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nam.
  • Tia xạ: Phơi nhiễm với tia xạ có khả năng làm giảm hay mất hoàn toàn khả năng sinh tinh. Để phục hồi, nam giới có thể mất đến vài năm.

3. Lối sống và các nguyên nhân khác

  • Lạm dụng rượu bia: Rượu và những thức uống chứa cồn đều có khả năng làm giảm nồng độ testosterone, ảnh hưởng lên tình trùng.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc gây hại rất nhiều khía cạnh sức khỏe, bao gồm sức khỏe sinh sản.
  • Căng thẳng, trầm cảm: Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể gây tác động xấu đến chất lượng tinh trùng.
  • Cân nặng: Tình trạng thừa cân, béo phì có thể vừa tác động trực tiếp lên tinh trùng vừa làm mất sự cân bằng nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh.

Chẩn đoán tình trạng tinh trùng yếu

Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra cơ quan sinh dục ngoài và yêu cầu người bệnh trả lời các câu hỏi về bệnh lý mắc phải trước đây và thói quen sinh hoạt tình dục. Ngoài ra, để đảm bảo kết quả chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiến hành thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ.

Bác sĩ sẽ lấy tinh dịch từ người bệnh rồi mang đi phân tích về các thông số như số lượng, tính di động của tình trùng. Để hạn chế sai số và đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ, nam giới cần lưu ý:

  • Đảm bảo đã lấy hết toàn bộ tich dịch để làm mẫu thử.
  • Cần kiêng xuất tinh ít nhất 2 ngày, nhưng không hơn 11 ngày trước khi lấy mẫu thử.
  • Sau khi lấy mẫu thử lần đầu, lần lấy mẫu thử thứ hai phải cách đó ít nhất 2 tuần.
  • Tránh dùng những chất bôi trơn vì có thể ảnh hưởng tới khả năng di động của tinh trùng
Tùy theo sự bất thường lúc đầu, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh tiến hành thêm một số xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân nền của tình trạng yếu tinh trùng như:

  • Siêu âm tinh hoàn
  • Định lượng hormone tuyến yên, hormone nam giới
  • Xét nghiệm nước tiểu sau xuất tinh nhằm phát hiện tình trạng xuất tinh ngược
  • Phân tích gen
  • Sinh thiết tinh hoàn
  • Siêu âm tiền liệt tuyến

Phương pháp điều trị tinh trùng yếu

Hiện nay đã có nhiều cách điều trị tinh trùng yếu, điều quan trọng là bác sĩ cần xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này ở người bệnh.

Nếu nguyên nhân xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh, nam giới cần nhanh chóng thay đổi lối sống của mình, hạn chế tối đa những yếu tố gây hại tới số lượng và chất lượng tinh trùng. Nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý toàn thân hoặc bệnh lý liên quan tới sức khỏe sinh sản, người bệnh có thể được đề xuất áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp như:

  • Thuốc kháng sinh: Được dùng để điều trị những bệnh viêm nhiễm.
  • Liệu pháp hormone và thuốc nội tiết: Khi nam giới mất cân bằng nội tiết tố.
  • Phẫu thuật: Được áp dụng khi nguyên nhân là do giãn tĩnh mạch thừng tinh hay tắc ống dẫn tinh.

Cách phòng ngừa

Không có biện pháp nào hỗ trợ phòng ngừa hiện tượng tinh trùng yếu. Tuy nhiên, một số lưu ý dưới đây có thể giảm thiểu phần nào tình trạng này:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Đàn ông thừa cân, béo phì thường mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa dẫn đến lượng hormone nam giới (testosterone) giảm, trong khi lại làm tăng lượng hormone nữ (estrogen). Sự mất cân bằng này khiến nam giới giảm ham muốn, rối loạn cương dương, khả năng sinh tinh trùng giảm.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Nam giới nên bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây giàu chất chống oxy hóa… để cải thiện sức khỏe tinh trùng.
  • Phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục: Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như chlamydia, lậu… có khả năng gây vô sinh nam. Để phòng tránh, nam giới nên giới hạn số lượng bạn tình, dùng bao cao su mỗi lần giao hợp.
  • Tránh tình trạng căng thẳng kéo dài: Tinh thần căng thẳng có thể khiến khả năng hoạt động tình dục bị suy giảm, ảnh hưởng đến các nội tiết tố cần cho quá trình sản xuất tinh trùng.
  • Thường xuyên vận động: Các hoạt động thể chất với cường độ phù hợp sẽ giúp tăng hoạt động của các enzyme chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ tinh trùng.
  • Không hút thuốc: Hút thuốc lá gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe toàn diện, gồm cả khả năng sinh sản của nam giới.
  • Hạn chế thức uống chứa cồn: Rượu và những thức uống chứa cồn sẽ làm giảm nồng độ testosterone, ảnh hưởng lên tinh trùng. Nếu sử dụng rượu hoặc thức uống chứa cồn, nam giới cần tự giới hạn số lượng uống vừa phải.
  • Cẩn trọng với độc tố: Việc phơi nhiễm với thuốc trừ sâu, chì và những chất độc hại khác có khả năng ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng tinh trùng. Khi bắt buộc làm việc trong môi trường nhiều chất độc hại, nam giới cần cẩn trọng như mặc quần áo và trang bị bảo hộ, tránh để da tiếp xúc với hóa chất.
  • Mặc quần áo thoáng mát: Nhiệt độ bìu tăng có thể gây hại đến quá trình sản xuất tinh trùng. Dù lợi ích chưa được chứng minh đầy đủ nhưng mặc quần áo rộng rãi và thoải mái, giảm thời gian ngồi, hạn chế xông hơi hay tắm nước nóng, tránh để bìu tiếp xúc những vật ấm nóng (điện thoại, laptop…) có thể giúp tăng chất lượng tinh trùng ở nam giới.
Tinh trùng yếu là bệnh lý nam khoa cần được chú ý do ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc gia đình và tiềm ẩn nguy cơ vô sinh ở đàn ông. Nam giới nên chủ động thăm khám khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong đời sống tình dục. Ngoài ra, bạn cần chú trọng chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe.

khong-co-tinh-trung.jpg

Tình trạng không có tinh trùng là gì?

Không có tinh trùng (tên gọi khác là vô tinh – Azoospermia) là thuật ngữ y tế dùng để diễn tả tình trạng không thấy tinh trùng sau khi ly tâm và xem dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần.

Các chuyên gia thường chia tình trạng này thành 2 loại gồm: không có tinh trùng do tắc nghẽn và không có tinh trùng không do tắc nghẽn. Trong đó, tỷ lệ nam giới không tinh trùng không do tắc chiếm chủ yếu, đến 40% trường hợp.

Nguyên nhân gây ra tình trạng không có tinh trùng

Theo các chuyên gia Nam học, BVĐK Tâm Anh, nguyên nhân gây bệnh không có tinh trùng có liên quan trực tiếp đến 2 tình trạng do tắc nghẽn hoặc không tắc nghẽn.

Nguyên nhân không do tắc nghẽn

  • Không có tinh trùng do các bệnh lý ở vùng dưới đồi – tuyến yên: Vùng dưới đồi – tuyến yên có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát nhịp sinh học, nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là giải phóng và ức chế các nội tiết tố của tuyến yên. Nếu vùng dưới đồi – tuyến yên bị tổn thương sẽ dẫn đến các rối loạn trong việc giải phóng các nội tiết tố như GnRH, gonadotrophin gây vô tinh.

  • Không có tinh trùng do vấn đề về di truyền gồm bất thường về số lượng nhiễm sắc thể (Hội chứng Klinefelter, Hội chứng Down, Hội chứng Noonan…) hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể (như Hội chứng Kallmann, mất đoạn nhiễm sắc thể Y, nhiễm sắc thể Y có 2 tâm động…)

  • Không có tinh trùng do nguyên nhân từ tinh hoàn gồm không có tinh hoàn (Anorchia), tinh hoàn ẩn (tinh hoàn chưa tụt xuống bìu), Hội chứng Sertoli (tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng sống), ngưng sinh tinh (tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng trưởng thành hoàn toàn), teo tinh hoàn sau bệnh quai bị…

Nguyên nhân tắc nghẽn

*** nguyên nhân thứ hai là sự xuất hiện các bế tắc ở nhiều vị trí như ống dẫn tinh, mào tinh, ống phóng tinh khiến cho tinh trùng bị nghẽn lại.

Các triệu chứng của bệnh không có tinh trùng

Người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc thậm chí không biết mình bị bệnh không có tinh trùng cho đến khi nỗ lực thụ thai không thành công. Các dấu hiệu khác thường liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc tình trạng bất thường nhiễm sắc thể di truyền.

Nếu không, bạn có thể dựa vào các triệu chứng sau đây:
  • Ít có ham muốn tình dục
  • Rối loạn cương dương
  • Có khối u, sưng tấy hoặc khó chịu xung quanh tinh hoàn
  • Râu, lông ít hoặc không có

Chẩn đoán không có tinh trùng

Việc chẩn đoán tình trạng không có tinh trùng rất khó được phát hiện thông qua các triệu chứng bên ngoài. Do đó, để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ chủ yếu dựa vào các phương pháp xét nghiệm tinh dịch đồ.

Mẫu tinh dịch của nam giới sẽ được kiểm tra bằng máy ly tâm hoặc soi dưới kính hiển vi. Trong trường hợp thể tích tinh dịch ít, các bác sĩ phải tiến hành tìm thêm tinh trùng trong nước tiểu sau khi xuất tinh. Việc không có tinh trùng và tế bào mầm chưa trưởng thành trong tinh dịch gợi ý tình trạng tắc đường dẫn tinh hoàn toàn.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm:
  • Thử các nội tiết tố sinh dục, đặc biệt testosterone
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc siêu âm để kiểm tra hình dạng và các bất thường (nếu có) của các cơ quan sinh sản.

Các phương pháp điều trị không có tinh trùng

Việc điều trị bệnh không có tinh trùng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, các chuyên gia Nam học có thể thực hiện các phương pháp sau đây.

Điều trị nội khoa

Người bệnh không có tinh trùng do nguyên nhân suy tuyến yên (tức là nguyên nhân không do tắc nghẽn) có thể được điều trị bằng thuốc nội tiết. Các thuốc nội tiết bao gồm hormone kích thích tạo nang trứng (FSH), Gonadotropin màng đệm người (HCG), clomiphene, anastrazole và letrozole.

Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định

Việc can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng để giải quyết một số vấn đề của người bệnh gây không có tinh trùng do các nguyên nhân như:
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Vô tinh do bế tắc trong tinh hoàn
  • Vô tinh do bế tắc trong mào tinh
  • Ống dẫn tinh bị tắc
  • Mở rộng lồi tinh hoặc cổ túi tinh

Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Để phục vụ cho các biện pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng, thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh sản như sau:

  • Chọc hút lấy tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA)
  • Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ mào tinh (MESA)
  • Phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn (TESE)
  • Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ tinh hoàn (Micro-TESE)
Nếu nguyên nhân của tình trạng không có tinh trùng xuất phát từ yếu tố di truyền và có thể truyền sang con cái, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh phân tích yếu tố di truyền của tinh trùng trước khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ thụ tinh.

Những điều nên làm để hỗ trợ điều trị không có tinh trùng

Để việc điều trị không tinh trùng đạt hiệu quả, các chuyên gia Nam học khuyến cáo người bệnh nên:
  • Tuân thủ chỉ định dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng
  • Tái khám theo lịch hẹn để được theo dõi sát sao
  • Quan tâm đến biểu hiện của cơ thể và thông báo lại với bác sĩ khi cầ
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng, vận động phù hợp


TINH TRÙNG BẤT THƯỜNG: 10 LOẠI TINH TRÙNG DỊ DẠNG BẠN CẦN BIẾT​

Tinh trùng bất thường là gì?

Tinh trùng bất thường là những biểu hiện biến đổi về hình thái, bao gồm một hoặc cả hai yếu tố kích thước và hình dạng. Việc khảo sát về hình thái tinh trùng là một yếu tố quan trọng để đánh giá về vô sinh nam. Kết quả hình thái tinh trùng được báo cáo theo tỷ lệ phần trăm tinh trùng xuất hiện bình thường khi quan sát tinh dịch dưới kính hiển vi.

Khi tinh trùng có những bất thường như đầu to, đầu không tròn, đuôi không thẳng, đuôi kép… đều khó xâm nhập vào trứng, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.

Các kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ tinh trùng bất thường thường ở các mẫu tinh dịch của nam giới nhiều hơn từ 4-10% so với tinh trùng bình thường, khi kiểm tra tinh dịch trong phòng xét nghiệm.

hinh-thai-tinh-trung.jpg

Các dạng tinh trùng bất thường

Khi nói đến tình trạng vô sinh ở nam, nhiều người thường chỉ quen thuộc với yếu tố số lượng tinh trùng. Tuy nhiên, còn có rất nhiều bất thường liên quan đến tinh trùng và tinh dịch mà nhiều người bệnh còn cảm thấy xa lạ. Liên quan đến vấn đề này, người bệnh có thể được tiếp cận với một số thuật ngữ sau đây:

1. Normozoospermia (Tinh trùng bình thường)

Đây là các thông số chứng minh tinh trùng bình thường thông qua xét nghiệm tinh dịch đồ. Các chỉ số cho thấy kết quả phân tích tinh dịch bình thường là:

  • Thể tích tinh dịch: 1,5 ml trở lên (hoặc từ 1,4 đến 1,7 ml)
  • Tổng số lượng tinh trùng: 39 triệu (hoặc dao động từ 33-46 triệu)
  • Nồng độ tinh trùng mỗi ml: 15 triệu (hoặc dao động từ 12-16 triệu)
  • Tổng nhu động: 40% trở lên (hoặc từ 38-42%)
  • Khả năng vận động: 32% trở lên (hoặc từ 31-34%)
  • Độ sống: 58% trở lên (hoặc từ 55-63%)
  • Hình thái tinh trùng: 4% trở lên (hoặc từ 3-4%)

2. Cực khoái khô (Aspermia)

Aspermia là tình trạng không xuất tinh và không có tinh trùng. Không giống như chứng không có tinh trùng (Azoospermia), có xuất tinh tinh nhưng trong tinh dịch không có tinh trùng. Với aspermia, người đàn ông có thể đạt cực khoái, nhưng không xuất tinh. Điều này đôi khi còn được gọi là “cực khoái khô”.

Bệnh Aspermia có thể do rất nhiều nguyên nhân, bao gồm: xuất tinh ngược, rối loạn di truyền (như hội chứng Klinefelter hoặc xơ nang), bất thường bẩm sinh của đường sinh sản, mất cân bằng nội tiết tố, tiểu đường, ung thư tinh hoàn sau điều trị hoặc rối loạn chức năng tình dục nghiêm trọng…

Khi bị Aspermia, khả năng sinh sản của nam giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, bệnh Aspermia vẫn có thể được chữa khỏi. Trong trường hợp không điều trị được, biện pháp được đề xuất là sinh thiết tinh hoàn để lấy tinh trùng chưa trưởng thành. Những tinh trùng này sẽ được nuôi trong phòng thí nghiệm, sau đó được sử dụng với phương pháp điều trị IVF-ICSI, tiêm trực tiếp tinh trùng vào noãn để tạo phôi.

3. Tinh dịch ít (Hypospermia)

Tình trạng này thể hiện qua tổng lượng xuất tinh thấp (ít hơn 1,5 ml dung dịch). Tinh dịch ít có thể do nhiều nguyên nhân, tương tự như bệnh Aspermia, nhưng phổ biến nhất là do xuất tinh ngược dòng. Đây là tình trạng tinh dịch đi ngược vào bàng quang thay vì đi ra ngoài theo đường niệu đạo.

4. Vô tinh (Azoospermia)

Azoospermia là hiện tượng không có tinh trùng khi xuất tinh. Đây là một dạng vô sinh nam nghiêm trọng. Tình trạng này không thể nhận biết thông qua các phương pháp khám lâm sàng và được chẩn đoán chủ yếu qua kết quả phân tích tinh dịch.

Các nguyên nhân gây vô tinh bao gồm nguyên nhân tắc nghẽn và nguyên nhân không do tắc nghẽn. Cụ thể như do dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục nam, rối loạn di truyền, sự tắc nghẽn của các ống dẫn, mất cân bằng nội tiết tố, viêm tinh hoàn do quai bị…

5. Mật độ tinh trùng thấp (Oligozoospermia)

Oligozoospermia là tình trạng số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường, theo nhiều mức độ như nhẹ, trung bình, nặng hoặc nghiên trọng. Chứng giảm số lượng tinh trùng nghiêm trọng đôi khi còn được gọi là thiểu tinh (Cyrptozoospermia).

Thông thường, khi số lượng tinh trùng thấp, các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe của tinh trùng cũng xuất hiện. Cụ thể như tinh trùng có các vấn đề về khả năng di chuyển, hình dạng không bình thường.

Các nguyên nhân có thể làm giảm số lượng tinh trùng bao gồm: bệnh Celiac, tác dụng phụ của một số loại thuốc, rối loạn di truyền, mất cân bằng nội tiết tố, giãn tĩnh mạch, bất thường cơ quan sinh sản, tinh hoàn ẩn, các bệnh lý ác tính, bệnh tiểu đường chưa được điều trị… Ngoài ra, điều kiện môi trường sống, công việc hay thói quen sinh hoạt cũng có thể làm cho số lượng tinh trùng ít.

Ở hầu hết các trường hợp, tinh trùng ít không có nguyên nhân cụ thể và được gọi là oligozoospermia vô căn.

Những người đàn ông bị giảm số lượng tinh trùng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình vẫn có cơ hội làm cha tự nhiên. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hơn phải cần đến sự hỗ trợ của các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

6. Tinh trùng kém di động (Asthenozoospermia)

Tinh trùng kém di động hay tinh trùng suy nhược là khi một tỷ lệ lớn tinh trùng di chuyển không bình thường. Đây cũng là một dạng tinh trùng bất thường. Tinh trùng bình thường sẽ phải di chuyển theo đường thẳng hoặc hình vòng tròn.

Tình trạng tinh trùng kém di động thường đi kèm với số lượng tinh trùng thấp. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng có thể do: sức khỏe kém, không đủ dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh, phơi nhiễm chất độc, thói sống không lành mạnh (hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy… )

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổng số tinh trùng di chuyển là thước đo khả năng sinh sản của nam giới. Kết quả công bố năm 2015 cho thấy, người có dưới 5 triệu tinh trùng di động được coi là vô sinh nam nặng; 5 – 20 triệu tinh trùng là vô sinh trung bình và hơn 20 triệu tinh trùng di chuyển được coi là bình thường.

7. Quái tinh (Teratozoospermia)

Khi một phần lớn tinh trùng của đàn ông có hình dạng bất thường được gọi là Teratozoospermia. Tinh trùng bình thường sẽ có đầu hình bầu dục, đuôi dài. Tinh trùng bất thường có thể có hình dạng đầu kỳ lạ, có thêm đầu hoặc thêm đuôi.

Hình dạng ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng. Do đó, khi hình thái tinh trùng bất thường thì khả năng di chuyển cũng sẽ kém đi. Điều này ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh. Nguyên nhân dẫn đến quái tinh phần lớn là do nguyên nhân di truyền.

8. Thiểu nhược quái tinh (Oligoasthenoteratozoospermia – OAT)

Oligoasthenoteratozoospermia (OAT) là khi tất cả các thông số của tinh trùng gồm số lượng, khả năng di chuyển và hình dạng đều bất thường. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của vô sinh nam. Bệnh có 3 thể: nhẹ, trung bình và nặng.

9. Tinh trùng hoại tử (Necrozoospermia)

Tinh trùng hoại tử hay tinh trùng có mủ là nguyên nhân hiếm gặp của vô sinh nam. Tất cả tinh trùng đều bị chết. Hiện tại, nguyên nhân bệnh hoại tử tinh trùng chưa được xác định và cũng rất hiếm gặp.

10. Tăng bạch cầu trong tinh dịch (Leukocytospermia)

Leukocytospermia là tình trạng một số lượng lớn các tế bào bạch cầu xuất hiện trong tinh dịch. Đây còn được gọi là tình trạng mủ tinh dịch (pyospermia).

Với chứng tăng bạch cầu, tinh trùng không hẳn là bất thường, nhưng tinh dịch có thể có một số vấn đề nhất định. Số lượng tế bào bạch cầu cao có thể dẫn đến tổn thương tinh trùng và làm giảm khả năng sinh sản.

Đây là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang bị nhiễm trùng hoặc mắc một bệnh tự miễn nào đó.

cac-loai-tinh-trung-bat-thuong.jpg

Nguyên nhân gây ra tình trạng tinh trùng bất thường

Cho đến thời điểm hiện tại, các nguyên nhân khiến cho tinh trùng bất thường vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây được cho là có ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng:

  • Tác động của gốc tự do khiến cho số lượng tinh trùng bất thường tăng cao
  • Tuổi tác và một số bệnh lý khi tuổi cao ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng
  • Yếu tố môi trường sống, sinh hoạt, làm việc nhiều hóa chất, tia phóng xạ…
  • Dinh dưỡng kém làm tăng các tỷ lệ tinh trùng bất thường
  • Hút thuốc, uống rượu, dùng chất kích thích… cũng ảnh hưởng đến tinh trùng

Các phương pháp chẩn đoán tinh trùng dị dạng

Theo các chuyên gia Nam học, BVĐK Tâm Anh, phân tích tinh dịch đồ là một trong những phương pháp kiểm tra phổ biến và chính xác, phục vụ cho việc chẩn đoán tình trạng tinh trùng bất thường hiệu quả nhất.

Qua kính hiển vi có khả năng phóng đại lớn, mẫu tinh dịch của một người đàn ông đưa ra soi để phân tích hình dạng, đếm số lượng và đánh giá khả năng di chuyển của tinh trùng. Lượng tinh dịch, màu sắc, độ sánh… cũng có thể được kiểm tra để đánh giá tình trạng tinh dịch bất thường.

Quá trình phân tích tinh dịch thể hiện qua các khía cạnh:

  • Lượng tinh dịch: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ≥1,5 ml là thể tích bình thường của tinh dịch trong mỗi lần xuất tinh. Nếu có lượng tinh dịch thấp hơn, đó là thể là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn, mẫu thu thập không đầy đủ, xuất tinh ngược dòng, rối loạn chức năng trong túi tinh hoặc tuyến tiền liệt.
  • Số lượng tinh trùng: WHO định nghĩa số lượng tinh trùng bình thường là ≥ 15 triệu/ml tinh dịch được xuất tinh.
  • Hình thái tinh trùng (kích thước và hình dạng): Đánh giá hình thái tinh trùng bao gồm kích thước đầu, hình dáng bên ngoài và cấu trúc của đuôi. Hình dạng đầu rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập vào trứng của tinh trùng. Theo WHO, tỷ lệ tinh trùng bình thường là ≥ 4% tinh trùng có hình dạng bình thường.
  • Khả năng chuyển động: Khảo sát dưới kính hiển vi còn kiểm tra khả năng vận động của tinh trùng. Với tỷ lệ 40% tinh trùng di động được coi là bình thường.

Phương pháp điều trị tinh trùng bất thường

Sau khi có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ và xác định được nguyên nhân khiến cho tinh trùng bất thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh một số biện pháp cải thiện chất lượng tinh trùng. Việc này cần nhiều thời gian, sự theo dõi sát sao của bác sĩ và cả phối hợp điều trị cho người bạn đời.

Theo đó, người bệnh có thể được chỉ định:

  • Thay đổi lối sống bằng cách bỏ hút thuốc, hạn chế thấp nhất việc uống rượu bia, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
  • Dùng thuốc hỗ trợ tăng sức khỏe của tinh trùng. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đánh giá lại tác dụng của các loại thuốc đã được kê đơn cho bệnh nếu có (cụ thể như thuốc steroid hoặc các loại nội tiết tố sinh dục nam)
  • Phẫu thuật nếu có chỉ định
Điều trị tinh trùng bất thường không phải lúc nào cũng đơn giản, nhanh chóng và thành công. Do đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số phương pháp hỗ trợ sinh sản, nếu các phương pháp trên không mang lại hiệu quả.

Cách phòng ngừa tình trạng tinh trùng không bình thường

Rất nhiều trường hợp tinh trùng bất thường không thể ngăn ngừa được. Nhưng các chuyên gia cũng cho rằng một số biện pháp sau đây có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe sinh sản, để gia tăng cơ hội làm cha.

  • Tránh hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích
  • Duy trì cân nặng ở giới hạn cho phép
  • Tránh để tinh hoàn bị tăng nhiệt độ kéo dài
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất, tia phóng xạ
  • Tập luyện thể dục, giải tỏa căng thẳng
  • Theo dõi, điều trị các vấn đề sinh sản ở cơ sở y tế chuyên khoa

Một số câu hỏi có liên quan đến tinh trùng bất thường

1. Tinh trùng bất thường có thể thụ tinh với trứng không?

Các chuyên gia nam học cho rằng, tinh trùng bất thường do rất nhiều nguyên nhân. Và trong một số trường hợp vẫn có khả năng kết hợp với trứng. Tuy nhiên, tinh trùng bất thường có thể mang đến một số rủi ro cho về sức khỏe cho em bé khi chào đời.

2. Rủi ro nếu thụ tinh bằng tinh trùng bất thường

Những tinh trùng khỏe mạnh sẽ có nhiều cơ hội thụ tinh thành công và cho chất lượng noãn tốt, em bé chào đời khỏe mạnh. Trong trường hợp thụ tinh bằng tinh trùng bất thường, kết quả vẫn có thể giúp người phụ nữ mang thai nhưng tiềm ẩn một số nguy cơ như: sẩy thai, sinh non, thai lưu, thai dị dạng.
 
  • Like
Điểm cảm xúc: darksider

nhimxu

Trung Tá
Tào Nhím
3/1/20
Chủ đề
91
1,527
1,091
38 ₿
thời buổi hóa chất tùm lum làm dị dạng tinh trùng
công nghệ sóng mạnh quét phát tinh trùng bốc hơi
nói chung cảm thấy đẻ được thì đẻ gấp để còn có thời gian chữa trị
 

Uchiha Itachi

Tham Mưu
Vì nghĩa diệt thân !!!
Moderator
1/7/14
Chủ đề
477
4,003
2,897
0 ₿
itachi
chắc đổi danh hiệu Bác sĩ cộng đồng =))