Giựt cô hồn là gì?
Tháng 7 Âm lịch hằng năm, được biết đến là tháng cô hồn, theo quan niệm dân gian, đây là thời gian khi cánh cổng địa ngục được mở, và các vong hồn tự do đi lại trên trần thế. Để tránh sự quấy rối của ma quỷ và tạo công đức tạo phước, người dân Việt thường tiến hành lễ xá tội vong nhân. Ngoài các lễ cúng bình thường như các ngày rằm khác, còn có lễ cúng gọi là cúng chúng sinh để cúng các loại thức ăn và tiền giấy cho các cô hồn, mong chúng được siêu thoát và đầu thai làm người.Một phong tục lâu đời trong lễ cúng chúng sinh là giật cô hồn (hay giựt cô hồn). Trước khi kết thúc buổi lễ, gia chủ thường bày mâm lễ gồm tiền lẻ, bỏng ngô, khoai luộc, bánh, kẹo... ra ngoài đường để trẻ con tranh cướp nhau. Người xưa tin rằng cúng chúng sinh giúp giúp đỡ linh hồn vất vưởng, đói khát, lang thang. Giật cô hồn giúp gia chủ xua đi những điều xui xẻo, và những điều không may sẽ bị giựt theo. Như vậy, nếu càng có nhiều người đến giựt, càng có nhiều lộc, và đồ ăn giật được thì đều có thể ăn uống bình thường, không phải lo lắng điều gì cả.
Giựt cô hồn có xui không?
Nhiều người hiểu lầm rằng giựt cô hồn là giựt đồ của ma và sẽ gây xui xẻo cho bản thân. Tuy nhiên, theo từ ngữ, cụm từ này chỉ có ý nghĩa giựt đồ cúng trong ngày cúng cô hồn. Điều này là một nét đẹp trong văn hóa và tín ngưỡng truyền thống của người Việt, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.Hành động giựt đồ cúng sau khi lễ cúng đã hoàn thành là chuyện rất bình thường. Các cô hồn đã được cúng hương, gạo, muối... và nhiều nơi còn gọi đồ cúng là lộc, mời mọi người giựt trong ngày này. Việc này đúng cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, vì có không ít người "bội thu" trong mùa cúng cô hồn tháng 7 âm lịch với những món quà như tiền, gà, hoa quả, bánh trái... Vì vậy, bạn không cần lo ngại nếu tham gia giựt cô hồn.
để tránh dẫn tới trường hợp xấu xảy ra mong các bác đi giựt không nên chen lẫn xô đẩy , vì hành vi này rất nguy hiểm , ảnh hưởng nghiêm trọng tới tánh mạng
Xem đính kèm Giật cô hồn biến tướng - 'nên bỏ'.mp4
Xem đính kèm Giật cô hồn biến tướng - 'nên bỏ'.mp4