Khi cùng trải qua cảm giác hồi hộp, bất ngờ với ai đó, bạn dễ ngộ nhận mình đang yêu họ. Ngoài ra, sự thân thiết quá nhanh chóng cũng dễ dẫn đến tâm lý này.
Love is Blind, series truyền hình thực tế của Netflix, được đánh giá như một thử nghiệm xã hội về tình yêu. Cụ thể, các thành viên sẽ xây dựng mối quan hệ tình cảm thông qua trò chuyện, cảm nhận thay vì gặp mặt trực tiếp từ đầu.
Motif mới mẻ này khiến nhiều khán giả băn khoăn. Liệu trong đời thực, chúng ta có dễ "đổ gục" ai đó chỉ vì tính cách và sự gắn bó, thân mật giữa đôi bên?
Theo tiến sĩ tâm lý học Tyler Jamison, mọi người có xu hướng rơi vào lưới tình vì sự ngộ nhận hay còn gọi là điểm mù tâm lý. Có 3 điểm mù thường thấy: sự thân mật quá nhanh chóng, nghĩ người khác cũng giống mình và nhầm lẫn giữa phấn khích với tình yêu.
Thông thường, người bị "che mắt" sẽ mang những cảm xúc nhất thời. Tuy nhiên, họ lại ngộ nhận đó là tình yêu và nỗ lực vun đắp. Nếu không sớm nhận ra vấn đề, vỡ mộng, buồn bã hoặc mất niềm tin vào mối quan hệ nghiêm túc là điều khó tránh khỏi.
Dưới đây là lý giải cụ thể cho các điểm mù trong tình yêu cũng như cách phòng tránh chúng, theo Psychology Today.
Trong Love is Blind, người chơi ngồi ở các phòng riêng biệt và trao đổi với đối phương chỉ bằng giọng nói. Thông qua những câu chuyện đời tư, họ giới thiệu và tìm hiểu lẫn nhau.
Nhiều khán giả bất ngờ khi một số thành viên nhanh chóng tạo mối liên hệ khá sâu sắc chỉ sau 1-2 lần trò chuyện. Tuy nhiên, Jamison tin đây là phản ứng tâm lý khá phổ biến.
Dưới ảnh hưởng của môi trường khép kín, họ dễ dàng bộc lộ nhiều thứ về bản thân. Đồng thời, kỳ vọng trở nên thân thiết với đối phương cũng tăng cao.
Xu hướng này đã từng xuất hiện trong nghiên cứu của tâm lý gia Arthur Aron và cộng sự vào năm 1997.
Cụ thể, tình nguyện viên hỗ trợ nghiên cứu được yêu cầu hỏi - đáp lẫn nhau 36 câu hỏi về đời tư. Chỉ trong thời gian ngắn, họ trở nên gần gũi, cảm thấy như thân quen từ lâu. Qua đó, chúng ta có thể sự thân mật dễ hình thành bằng cách trò chuyện, tâm tình hay trao đổi thông tin cá nhân.
Các nhà khoa học cũng khẳng định trạng thái rung động kể trên chỉ mang tính nhất thời. Tuy nhiên, nội dung riêng tư và nhịp độ trò chuyện sôi nổi dễ khiến chúng ta tin đối phương thực sự thích mình, cũng như cố tìm hiểu họ nhiều hơn. Trong khi đó, có thể đối phương chỉ đang tò mò, hay đơn thuần là cố tỏ ra lịch sự bằng cách tạo cơ hội cho bạn chia sẻ.
Nhiều người có xu hướng thích người có nét tương đồng tính cách với mình chỉ sau vài lần tương tác.
“Tôi thường ‘đổ gục’ trước ai đó là phiên bản khác giới của chính mình. Chúng tôi dường như hiểu được hết mọi thứ về nhau. Cả hai không cần tốn nhiều thời gian tìm hiểu đối phương”, một người tham gia Love is Blind thừa nhận.
Theo nhiều chuyên gia, tâm lý này xuất phát từ một lối tắt tinh thần được gọi là sự tương đồng nhận thức.
Chỉ với vài biểu hiện ăn khớp giữa đôi bên, bạn lập tức tin họ là người phù hợp rồi tiến luôn đến bước xác lập quan hệ.
Thực tế, hai người vốn không thực sự hiểu rõ về nhau. Những điểm tương đồng chỉ tồn tại ở bề nổi, và cũng thiếu cơ sở để khẳng định mức độ tương hợp thực sự giữa đôi bên. Trong đa số trường hợp, cảm giác "thấy ai đó thật giống mình" là sự ngộ nhận.
Theo Jamison, tình yêu lành mạnh, sâu sắc cần được tạo ra từ những điểm chung có cơ sở nhận biết rõ ràng. Bạn cần rất nhiều thời gian cùng công sức mới tìm được chúng. Bằng không, mối quan hệ sẽ hời hợt khó dài lâu và kéo theo nhiều sự thất vọng
Vì sao tình yêu bước ra từ show thực tế khó bền vững? Liệu chúng chỉ là sản phẩm dàn dựng, hay còn bởi lý do nào khác?
Khi được đặt vào tình huống bí ẩn (không thấy mặt nhau), mức độ kích thích, hưng phấn của chúng ta có xu hướng tăng cao (tim đập nhanh, đổ mồ hôi).
Lúc này, sự phấn khích đang bị nhầm lẫn với cảm xúc yêu thích thực sự.
Dưới ảnh hưởng của các điểm mù cảm xúc, chúng ta dễ rơi vào những trường hợp khó xử. Đáng tiếc, không có phương pháp nào giúp giải quyết triệt để vấn đề này.
Song, vài giải pháp sau có thể hữu ích, giúp bạn hạn chế rơi vào những cái bẫy cảm xúc thường gặp:
Đừng lý tưởng hóa tình yêu: Ai cũng muốn chuyện yêu đương được thuận lợi. Nhưng nếu mọi thứ quá hoàn hảo, thậm chí đẹp như trong phim ảnh, bạn cần cảnh giác với mối quan hệ của mình.
Rất có thể, đối phương đang tìm cách thao túng, định hướng cuộc sống của bạn theo ý đồ riêng.
Hãy thực tế: Dù người ấy hợp gu đến thế nào, bạn cũng cần tìm hiểu họ một cách chậm rãi, cẩn thận. Yêu từ cái nhìn đầu tiên không phải vấn đề. Nhưng nếu chấp nhận bước vào mối quan hệ với ai đó chỉ vì tin họ là định mệnh cuộc đời, khả năng cao bạn sẽ phải hối hận trong thời gian dài.
Đồng thời, hãy nhìn nhận đối phương đúng với bản chất, thay vì cố xem họ là hoàn hảo. Dành thời gian tìm hiểu tính cách, lối sống, sở thích, và các mối quan hệ xung quanh người ấy mới là hành động khôn ngoan.
Thực tế, cá nhân sẽ dễ phải lòng ai đó đã cùng trải qua cảm giác hồi hộp, chẳng hạn như đối mặt với nguy hiểm, hay đơn giản là đi cầu treo, chơi trò cảm giác mạnh. Đây là tâm lý nương tựa khá cơ bản, song lại dễ gây ra điểm mù và sự ngộ nhận tình yêu đáng tiếc.
Love is Blind, series truyền hình thực tế của Netflix, được đánh giá như một thử nghiệm xã hội về tình yêu. Cụ thể, các thành viên sẽ xây dựng mối quan hệ tình cảm thông qua trò chuyện, cảm nhận thay vì gặp mặt trực tiếp từ đầu.
Motif mới mẻ này khiến nhiều khán giả băn khoăn. Liệu trong đời thực, chúng ta có dễ "đổ gục" ai đó chỉ vì tính cách và sự gắn bó, thân mật giữa đôi bên?
Theo tiến sĩ tâm lý học Tyler Jamison, mọi người có xu hướng rơi vào lưới tình vì sự ngộ nhận hay còn gọi là điểm mù tâm lý. Có 3 điểm mù thường thấy: sự thân mật quá nhanh chóng, nghĩ người khác cũng giống mình và nhầm lẫn giữa phấn khích với tình yêu.
Thông thường, người bị "che mắt" sẽ mang những cảm xúc nhất thời. Tuy nhiên, họ lại ngộ nhận đó là tình yêu và nỗ lực vun đắp. Nếu không sớm nhận ra vấn đề, vỡ mộng, buồn bã hoặc mất niềm tin vào mối quan hệ nghiêm túc là điều khó tránh khỏi.
Dưới đây là lý giải cụ thể cho các điểm mù trong tình yêu cũng như cách phòng tránh chúng, theo Psychology Today.
- Sự thân thiết hình thành quá sớm
Trong Love is Blind, người chơi ngồi ở các phòng riêng biệt và trao đổi với đối phương chỉ bằng giọng nói. Thông qua những câu chuyện đời tư, họ giới thiệu và tìm hiểu lẫn nhau.
Nhiều khán giả bất ngờ khi một số thành viên nhanh chóng tạo mối liên hệ khá sâu sắc chỉ sau 1-2 lần trò chuyện. Tuy nhiên, Jamison tin đây là phản ứng tâm lý khá phổ biến.
Dưới ảnh hưởng của môi trường khép kín, họ dễ dàng bộc lộ nhiều thứ về bản thân. Đồng thời, kỳ vọng trở nên thân thiết với đối phương cũng tăng cao.
Xu hướng này đã từng xuất hiện trong nghiên cứu của tâm lý gia Arthur Aron và cộng sự vào năm 1997.
Cụ thể, tình nguyện viên hỗ trợ nghiên cứu được yêu cầu hỏi - đáp lẫn nhau 36 câu hỏi về đời tư. Chỉ trong thời gian ngắn, họ trở nên gần gũi, cảm thấy như thân quen từ lâu. Qua đó, chúng ta có thể sự thân mật dễ hình thành bằng cách trò chuyện, tâm tình hay trao đổi thông tin cá nhân.
Các nhà khoa học cũng khẳng định trạng thái rung động kể trên chỉ mang tính nhất thời. Tuy nhiên, nội dung riêng tư và nhịp độ trò chuyện sôi nổi dễ khiến chúng ta tin đối phương thực sự thích mình, cũng như cố tìm hiểu họ nhiều hơn. Trong khi đó, có thể đối phương chỉ đang tò mò, hay đơn thuần là cố tỏ ra lịch sự bằng cách tạo cơ hội cho bạn chia sẻ.
- Nghĩ người khác cũng giống mình
Nhiều người có xu hướng thích người có nét tương đồng tính cách với mình chỉ sau vài lần tương tác.
“Tôi thường ‘đổ gục’ trước ai đó là phiên bản khác giới của chính mình. Chúng tôi dường như hiểu được hết mọi thứ về nhau. Cả hai không cần tốn nhiều thời gian tìm hiểu đối phương”, một người tham gia Love is Blind thừa nhận.
Theo nhiều chuyên gia, tâm lý này xuất phát từ một lối tắt tinh thần được gọi là sự tương đồng nhận thức.
Chỉ với vài biểu hiện ăn khớp giữa đôi bên, bạn lập tức tin họ là người phù hợp rồi tiến luôn đến bước xác lập quan hệ.
Thực tế, hai người vốn không thực sự hiểu rõ về nhau. Những điểm tương đồng chỉ tồn tại ở bề nổi, và cũng thiếu cơ sở để khẳng định mức độ tương hợp thực sự giữa đôi bên. Trong đa số trường hợp, cảm giác "thấy ai đó thật giống mình" là sự ngộ nhận.
Theo Jamison, tình yêu lành mạnh, sâu sắc cần được tạo ra từ những điểm chung có cơ sở nhận biết rõ ràng. Bạn cần rất nhiều thời gian cùng công sức mới tìm được chúng. Bằng không, mối quan hệ sẽ hời hợt khó dài lâu và kéo theo nhiều sự thất vọng
- Nhầm lẫn giữa phấn khích và yêu
Vì sao tình yêu bước ra từ show thực tế khó bền vững? Liệu chúng chỉ là sản phẩm dàn dựng, hay còn bởi lý do nào khác?
Khi được đặt vào tình huống bí ẩn (không thấy mặt nhau), mức độ kích thích, hưng phấn của chúng ta có xu hướng tăng cao (tim đập nhanh, đổ mồ hôi).
Lúc này, sự phấn khích đang bị nhầm lẫn với cảm xúc yêu thích thực sự.
- Giải pháp
Dưới ảnh hưởng của các điểm mù cảm xúc, chúng ta dễ rơi vào những trường hợp khó xử. Đáng tiếc, không có phương pháp nào giúp giải quyết triệt để vấn đề này.
Song, vài giải pháp sau có thể hữu ích, giúp bạn hạn chế rơi vào những cái bẫy cảm xúc thường gặp:
Đừng lý tưởng hóa tình yêu: Ai cũng muốn chuyện yêu đương được thuận lợi. Nhưng nếu mọi thứ quá hoàn hảo, thậm chí đẹp như trong phim ảnh, bạn cần cảnh giác với mối quan hệ của mình.
Rất có thể, đối phương đang tìm cách thao túng, định hướng cuộc sống của bạn theo ý đồ riêng.
Hãy thực tế: Dù người ấy hợp gu đến thế nào, bạn cũng cần tìm hiểu họ một cách chậm rãi, cẩn thận. Yêu từ cái nhìn đầu tiên không phải vấn đề. Nhưng nếu chấp nhận bước vào mối quan hệ với ai đó chỉ vì tin họ là định mệnh cuộc đời, khả năng cao bạn sẽ phải hối hận trong thời gian dài.
Đồng thời, hãy nhìn nhận đối phương đúng với bản chất, thay vì cố xem họ là hoàn hảo. Dành thời gian tìm hiểu tính cách, lối sống, sở thích, và các mối quan hệ xung quanh người ấy mới là hành động khôn ngoan.
Thực tế, cá nhân sẽ dễ phải lòng ai đó đã cùng trải qua cảm giác hồi hộp, chẳng hạn như đối mặt với nguy hiểm, hay đơn giản là đi cầu treo, chơi trò cảm giác mạnh. Đây là tâm lý nương tựa khá cơ bản, song lại dễ gây ra điểm mù và sự ngộ nhận tình yêu đáng tiếc.